Top 5 sàn DEX phổ biến nhất thị trường Crypto hiện nay
04/11/2024Tổng quan về DEX
DEX (Decentralized Exchange) là sàn giao dịch tiền mã hoá phi tập trung. Nơi người dùng có thể giao dịch trực tiếp với nhau một cách tự do thông qua các hợp đồng thông minh (smart contracts) và không bị kiểm soát bởi một bên trung gian nào.
Sau sự sụp đổ của FTX và vô số các CEX (Sàn giao dịch tập trung) trong quá khứ, thì người dùng Crypto ngày càng có xu hướng chuyển dịch qua sử dụng DEX. Theo dữ liệu từ DefiLlama chỉ riêng trong năm 2023, khối lượng giao dịch DEX đã tăng hơn 150% so với năm 2022, với tổng khối lượng giao dịch vượt quá 1.5 nghìn tỷ USD.
Top 5 sàn DEX phổ biến nhất thị trường Crypto hiện nay
Uniswap
Được thành lập vào tháng 11/2018 bởi Hayden Adams, Uniswap là một trong những sàn giao dịch phi tập trung theo cơ chế AMM (tạo lập thị trường tự động) đầu tiên trong DeFi. Đây cũng là sàn DEX lớn nhất tính theo khối lượng giao dịch (trading volume) và TVL trong thị trường DeFi.
Tính tới thời điểm hiện tại, Uniswap đã phát triển 3 phiên bản với liên tục những cải tiến về cơ chế hoạt động và trải nghiệm cho người dùng:
- Uniswap V1: Phiên bản đầu tiên của Uniswap (năm 2018), chỉ hoạt động trên blockchain Ethereum, sử dụng pool thanh khoản (liquidity pool) thay vì sổ lệnh (order book) như các sàn CEX
- Uniswap V2: Phiên bản cải tiến thứ hai của Uniswap (năm 2020), cho phép swap giữa các token ERC-20 với nhau (pool ERC20-ERC20)
- Uniswap V3: Phiên bản cải tiến mới nhất của Uniswap (năm 2021), mở rộng sang các blockchain EVM khác như BNB Chain, Arbitrum, Polygon, Avalanche, Optimism, Base, Celo
- Uniswap V4 (sắp ra mắt): Dự kiến sẽ phát hành vào cuối năm 2024 với một số cải tiến như: giảm phí gas và tăng tốc độ giao dịch, tăng cường độ bảo mật, công cụ cũng như tính năng mới để quản lý thanh khoản hiệu quả hơn…
Ưu điểm của Uniswap:
- Sàn DEX hoạt động lâu năm trong thị trường
- Hỗ trợ hơn 400 token và tích hợp hơn 300 dApps, ví web3
- Khối lượng giao dịch hàng ngày và thanh khoản dồi dào
- Cho phép người dùng có thể cung cấp thanh khoản và kiếm thu nhập thụ động hiệu quả
Nhược điểm của Uniswap:
- Rủi ro impermanent loss (Thua lỗ tạm thời) cao hơn khi cung cấp thanh khoản tập trung trên Uniswap V3.
- Khi thực hiện các giao dịch lớn, người dùng có thể gặp phải tình trạng trượt giá cao.
PancakeSwap
Thành lập từ tháng 09/2020, PancakeSwap đã nhanh chóng phát triển trở thành sàn DEX phổ biến trên BNB chain, sau này sàn đã mở rộng và hỗ trợ thêm các blockchain lớn khác như: Ethereum, Arbitrum, Base, Linea….
Bên cạnh tính năng giao dịch token và NFT thông thường, một số điểm nổi bật của các tính năng trên PancakeSwap có thể kể đến như:
- Add V3 Liquidity: Cho phép cung cấp thanh khoản tập trung, người dùng có thể tùy chỉnh khoảng giá để cung cấp thanh khoản với các tùy chọn phí giao dịch bao gồm 0.01%, 0.05%, 0.25% và 1%
- Perpetual: Cho phép thực hiện giao dịch hợp đồng vĩnh cữu với mức đòn bẩy lên đến 250x, cung các các lệnh long/short theo giá thị trường (market) hoặc giới hạn (limit)
- Bridge: Cho phép chuyển đổi token trên giữa các chain khác nhau.
- Liquid Staking: Cho phép stake token để nhận lại liquid staking token (LST), người dùng sẽ nhận mức lợi nhuận APR khoảng 0.5% được tích lũy trong giá trị của LST
Ngoài ra PancakeSwap còn các chức năng như: Gaming và IFO cung cấp các trò chơi play to earn, cũng như các dự án gọi vốn thông qua nền tảng PancakeSwap.
Ưu điểm của PancakeSwap:
- Hỗ trợ nhiều loại token, chủ yếu tập trung vào các token trên BNB chain
- Phí giao dịch và mức trượt giá token thấp
- Giao diện trực quan dễ sử dụng và trải nghiệm mượt mà
- Đến hiện tại vẫn chưa bị tấn công hay hack.
Nhược điểm của PancakeSwap
- Nhiều tính năng có thể gây phức tạp cho người mới như: Yield Farming, Syrups pools,…
1Inch
1Inch là DEX Aggregator thuộc hàng top trong thị trường, nơi tổng hợp nhiều sàn DEX khác nhau trên để tìm và cung cấp tỷ giá tốt nhất cho người dùng khi swap token, với mức phí giao dịch thấp nhất. Bộ sản phẩm giao dịch của 1inch gồm các tình năng chính sau:
- 1Inch Aggregation Protocol: Giao thức tổng hợp thanh khoản từ nhiều sàn DEX với nhiều blockchain khác nhau, cho phép người dùng swap token với tỷ giá tốt nhất và phí swap tối ưu.
- 1Inch Fusion: Chế độ giao dịch đấu giá cho phép người mở lệnh giao dịch (maker) không cần phải trả phí gas mạng lưới (gasless), thay vào đó, phí sẽ được trả bởi người nhận lệnh giao dịch (taker)
- 1Inch Limit Order Protocol: Giao thức cho phép người dùng đặt lệnh giới hạn thông qua giao diện của 1inch, bằng cách tùy chỉnh loại token, mức giá mua bán, stop-loss và thời gian lệnh có hiệu lực.
Ưu điểm của 1inch:
- Cung cấp đa dạng tính năng, giao diện có nhiều chế độ simple (đơn giản) và advanced (nâng cao) phù hợp với cả người mới và người đã có kinh nghiệm lâu trong thị trường.
- Tính đến thời điểm hiện tại, nền tảng 1inch chưa bao giờ bị hack hay bị tấn công.
- Hỗ trợ nhiều loại token trên các blockchain khác nhau
- Một số tính năng cho phép giao dịch miễn phí
Nhược điểm của 1inch:
- Trải nghiệm của người dùng chưa mượt mà, truy cập vào các tính năng vẫn còn chậm và lag
- Một số tính năng hơi phức tạp để sử dụng như: 1inch Fusion, 1inch Limit Order Protocol, có thể không phù hợp với những người mới
dYdX
Được thành lập từ 2017 bởi Antonio Juliano, dYdX là nền tảng giao dịch phi tập trung với nhiều tính năng hỗ trợ derivatives (các sản phẩm phái sinh), spot (giao ngay), margin (ký quỹ) và perpetual (hợp đồng vĩnh cửu) khác với các sàn DEX đã nêu phía trên, dYdX sử dụng cơ chế khớp lệnh order book (sổ lệnh) mang lại trải nghiệm quen thuộc và dễ sử dụng hơn cho người dùng.
Những những năm đầu thành lập, dYdX hoạt động như một sàn DEX trên blockchain Ethereum, cho phép giao dịch spot, margin và future theo cách phi tập trung. Tháng 08/2021, dYdX phát triển phiên bản V3 và chuyển sang hoạt động trên StarkWare (một blockchain Layer 2 xây dựng trên Ethereum), nhằm mở rộng và tăng tốc độ giao dịch
Đến cuối năm 2023, đội ngũ dự án ra mắt dYdX Chain (app-chain được xây dựng trong hệ sinh thái Cosmos) và token DYDX, đồng thời sàn dYdX cũng được cải tiến lên V4 và hoạt động trên dYdX Chain.
Ưu điểm của dYdX:
- Sàn dYdX có cả giao diện web dễ sử dụng và tích hợp TradingView. Người dùng cũng có thể tải ứng dụng cho thiết bị iOS
- Chuyển đổi sang hệ sinh thái Cosmos giúp tốc độ giao dịch, thông lượng và chi phí được cải thiện
- Sàn tiên phong trong mảng Derivative DEX trên thị trường, nhờ đó có được lợi thế đi đầu
Nhược điểm của dYdX:
- Giao diện và tính năng của dYdX có thể khó hiểu đối với người dùng mới tham gia thị trường
- Không hỗ trợ giao dịch spot. Kể từ V4, dYdX đã loại bỏ tính năng giao dịch spot
Curve Finance
Curve Finance là sàn DEX thành lập vào năm 2017 bởi Michael Egorov, được thiết kế dành riêng cho stablecoin (như DAI, USDC, USDT, TUSD, FRAX…) hoạt động trên Ethereum, sau đó dần mở rộng sang các blockchain khác như Arbitrum, Avalanche, Polygon, Fantom,…
Khác với Uniswap, Curve Finance cung cấp cho người dùng các pool thanh khoản có thể chứa đến hai, ba hoặc thậm chí là bốn token. Điều này mang lại sự linh hoạt cho người dùng trong việc cung cấp thanh khoản và kiếm lợi nhuận thụ động.
Các sản phẩm Curve Finance bao gồm:
- Swap: Cho phép người dùng có thể swap những loại tài sản như ETH, WETH, WBTC,… sang nhiều loại stablecoin khác nhau như USDC, USDT, DAI,… với chi phí thấp và mức trượt giá tối thiểu.
- Pools: Người dùng có thể cung cấp thanh khoản và được chia lợi nhuận là phí giao dịch từ Curve Finance
- crvUSD: Stablecoin được Curve Finance phát triển và được đúc ra khi người dùng thế chấp tài sản đảm bảo vào nền tảng
- Curve DAO: Người dùng cần stake và khoá CRV của mình để nhận về veCRV và tham gia vào quản trị nền tảng và nhận về các lợi ích như giảm phí giao dịch, tăng phần thưởng khi tham gia khai thác thanh khoản,…
Ưu điểm của Curve Finance:
- Cung cấp đa dạng pool với nhiều lựa chọn về số lượng và loại token để cung cấp thanh khoản
- Hỗ trợ nhiều loại tài sản ổn định bao gồm stablecoin, wrapped token….
- Phí giao dịch thấp và trải nghiệm mượt mà ít lag
- Quan tâm đến người dùng khi lên kế hoạch bồi thường 42 triệu USD CRV cho các nạn nhân vụ hack vào tháng 07/2023
Nhược điểm của Curve Finance:
- Giao diện của Curve Finance tương đối phức tạp và khó sử dụng đối với người mới
- Nền tảng từng bị hack liquidity pool và thiệt hại lên đến 70 triệu USD